Nhằm hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia phòng chống thiên tai (15-22/5), UBND xã Vạn Phước xây dựng Bản tin tuyên truyền trong việc phòng, chống, ứng phó với thiên tai, góp phần giảm nhẹ thiệt hại về người và tài sản. Xin mời nhân dân cùng tìm hiểu:
A. Bạn phải làm gì khi nắng nóng xảy ra?
* Tác hại do nắng nóng gây ra:
- Khiến người và động vật bị cảm nắng, sốc nhiệt, dễ mắc bệnh hơn, đặc biết là người già và trẻ em; làm cây trồng héo rũ, giảm năng suất.
- Gây khó khăn đến sinh hoạt, sản xuất của người dân.
- Dễ gây hỏa hoạn, cháy rừng, ảnh hưởng xấu đến môi trường.
* Để chủ động ứng phó với nắng nóng bà con nhân dân cần biết và thực hiện các bước sau:
1. Chủ động theo dõi thông tin dự báo thời tiết.
2. Hạn chế tiếp xúc với nắng nóng ( Đặc biệt giữa trưa).
3. Mặc quần áo thoáng mát, thấm mồ hôi; sử dụng đồ bảo vệ nếu cần.
4. Bố trí thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý trong môi trường nhiệt độ cao.
5. Tăng cường uống nước, nhiều lần, tối thiểu 1.5-2 lít nước/ ngày; bổ sung muối và khoáng chất.
6. Ăn chín uống sôi, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng tránh dịch bệnh.
7. Quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe của trẻ nhỏ và người cao tuổi.
8. Theo dõi, quản lý trẻ em, đề phòng đuối nước.
B. Bạn phải làm gì trước, trong và sau khi xảy ra lũ, lụt?
* Để chủ động ứng phó vói lũ, lụt bà con nhân dân cần biết và thực hiện các bước sau:
1. Trước lũ:
- Thường xuyên theo dõi thông tin cảnh báo mưa, lũ.
- Chuẩn bị thuyền, phao, bè, mảng, vật nổi; gia cố nhà làm gác lửng, lối thoát trên mái nhà để ở tạm, cất giữ đồ đạc để phòng lũ.
- Di chuyển gia súc, gia cầm, đồ đạc lên nơi cao để tránh ngập.
- Bảo vệ nguồn nước sạch, dự trữ nước uống, lương thực, thực phẩm, thuốc men, các vật dụng đủ dùng ít nhất trong 7 ngày.
- Tranh thủ thu hoạch các sản phẩm nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.
- Chủ động sơ tán khỏi vùng bãi sông, vùng trũng thấp, vùng vó nguy cơ sạt lở, lu quét.
- Lưu giữ các số điện thoại và địa chỉ liên lạc trong trường hợp khẩn cấp.
- Đề phòng lũ xảy ra vào bàn đêm.
2. Trong lũ:
- Cắt hết các nguồn điện sinh hoạt.
- di chuyển đến nơi cao ráo, an toàn.
- Không chơi đùa, bơi lội hoặc đi lại trong nước lũ.
- Không vớt củi, đồ vật trôi trên sông.
- Không đi vào khu vực nguy hiểm.
- Khi di chuyển phải sử dụng áo phao hoặc các đồ vật nổi khác.
- Tham gia lực lượng xung kích phòng chống thiên tai, cứu hộ cứu nạn của địa phương.
3. Sau lũ:
- Kiểm tra các trang thiết bị trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn.
- Khẩn trương khắc phục hậu quả, khôi phục sản xuất.
- Thống kê thiệt hại, báo cáo kịp thời, đầy đủ, chính xác với chính quyền địa phương.
- Tham gia dập dịch bẹnh và xử lý môi trường.
C. Bạn phải làm gì trước, trong và sau khi xảy ra bão:
* Để chủ động ứng phó vói bão bà con nhân dân cần biết và thực hiện các bước sau:
1. Trước bão:
- Thường xuyên theo dõi thông tin cảnh báo bão.
- Giữ liên lạc giữa tàu, thuyền và đất liền; đưa tàu thuyền thoát khỏi vùng nguy hiểm hoặc vào nơi cư trú tránh an toàn.
- Bảo vệ lồng, bè, tài sản, gia súc, gia cầm; tranh thủ thu hoạch các sản phẩm nông nghiệp.
- Gia cố, chằng chống nhà cửa, cắt tỉa cành cây; xác định vị trí an toàn để trú ẩn; chủ động sơ tán khỏi các nhà không đảm bảo an toàn, vùng ven biển, cửa sông đề phòng nước dâng.
- Đề phòng mưa, lũ, lũ quét trước, trong và sau bão.
- Dự trữ nước uống, lương thực thực phẩm, thuốc men, các vật dụng cần thiết đủ dùng ít nhất trong 7 ngày.
- Chấp hành sụ chỉ đạo của chính quyền.
2. Trong bão:
- Không ở trên tàu, thuyền đã neo đậu, lồng bè, chòi canh, khu nuôi trồng thủy sản. Nên ở trong nhà, nới trú ẩn, không đi ra ngoài.
- Không trú tránh dưới gốc cây, cột điện, vật dễ đổ.
- Đề phòng tai nạn do đổ nhà, cây cối, cột điện, các vật bị gió thổi bay, điện giật…
- Thông tin kịp thời, chính xác vị trí, tình trạng nguy hiểm khi cần cứu hộ, cứu nạn.
- Chấp hành sự chỉ đạo của chính quyền.
3. Sau bão:
- Kiểm tra lại nhà ở, các thiết bị trước khi sử dụng.
- Khẩn trương khắc phục hậu quả ổn định đời sống, khôi phục sản xuất.
- Thống kê thiệt hại, báo cáo kịp thời đầy đủ, chính xác với chính quyền địa phương.
- Tham gia dập dịch bệnh và xử lý môi trường.
D. Bạn phải làm gì để nhận biết sạt sở đất?
* Dấu hiệu sạt lở đất:
- Mưa nhiều ngày, mưa lơn.
- Vết nứt tường nhà, sườn đồi, mái dốc, cây nghiên, nước sông, suối từ trong chuyển màu thành nước đục..
- Mặt đất phồng lên, cây cối rung chuyển, âm thanh lạ trong lòng đất.
* Bạn nên làm gì khi nhận thấy các dấu hiệu sạt lở đất:
I. Việc nên làm:
1. Theo dõi thông tin cảnh báo lũ quét, sạc lở đất. Thông báo cho chính quyền và những người xung quanh khi có dấu hiệu.
2. Sẵn sàng sơ tán theo hướng dẫn của chính quyền địa phương. Cần bảo vệ tính mạng trước tiên.
3. Chạy nhanh ra khỏi nơi nguy hiểm khi nghe hoặc nhận thấy tiếng động lớn hoặc dấu hiệu không bình thường.
II. Việc nên tránh:
1. Không được đi qua và lại gần quanh khu vực sạt lở đất.
2. Không được đánh cá, vớt củi, bơi lội qua sông, suối khi có mưa lớn hoặc nếu thấy nước có dấu hiệu bất thường như nước sông suối từ trong chuyển sang đục dần.
3. Không đi gần khu vực cầu, cống khi nước đang lên, dòng chảy mạnh.
III. Việc làm thường xuyên:
1. Thường xuyên theo dõi tin tức trên báo, đài và ti vi về các đợt mưa lớn, kéo dài, nguy cơ sạt lở đất cao.
2. Tìm hiểu xem ở khu vực gần nhà mình đã từng xảy ra sạt lở đất chưa, chủ động quan sát các dấu hiệu sạt lở đất; kịp thời báo cáo chính quyền địa phương khi phát hiện dấu hiệu sạt, lở đất.
3. Hướng dẫn cho các thành viên trong gia đình, đặc biệt trẻ em, người già, người khuyết tật những biện pháp phòng tránh cần thiết.
4. Không nên xây nhà ở khu vực đã từng xảy ra lũ quét, sạt lở đất; khu vực ven sông, suối, sườn dốc, gần mái đường giao thông.
5. Gia cố nhà cửa, đập tạm, khơi thông dòng chảy trước mùa mưa.
6. Chủ động chuẩn bị thức ăn, nước uống, thuốc và đồ sở cứu, đèn pin, cuốc, xẻng, cuộn dây…
7. Trồng cây, bảo vệ rừng để giảm thiểu nguy cơ sạt lở đất.
Trên đây là bản tin tuyên truyền phòng chống thiên tai của Ban chỉ huy PCTT&TKCN xã Vạn Phước./.
Thực hiện: Đình Huy